Lịch sử công nghệ in phần 2
Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014
Các bạn có thể xem thêm ở phần 1: Lịch sử công nghệ in phần 1, và bây giờ chúng ta tiếp tục với phần 2 của seris lịch sử công nghệ nghành in ấn.
Tuy là các phát kiến vĩ đại nhưng rõ ràng rằng các phát minh ở Trung Quốc hoàn toàn không mang tính hiệu quả thực tế vì các văn bản, sách thời này lên tới hàng ngàn ký tự riêng biệt. Sau đó công nghệ này lan tràn qua Châu Á, rồi thông qua con đường tơ lụa để du nhập vào Châu Âu.Ngành in ấn phát triển ở Châu Âu
Ở Châu Âu ngành in ấn dễ dàng phát triển hơn nhiều so với Châu Á, với bảng chữ cái alphabet, công nghệ in rời trở nên đơn giản và dễ áp dụng hơn nhiều. Trong lịch sử in ấn Châu Âu phải nói đến cái tên Gutenberg. Năm 1448, Johann Gutenberg là người đầu tiên áp dụng phương pháp in ấn này. Gutenberg đã sử dụng kim loại để tạo ra các chữ cái, con số, ký tự rời rạc. Sau đó ông đưa chúng vào khuôn và sắp xếp tạo thành một mẫu có chứa các thông điệp cần truyềnt tải đi trước khi mẫu nó được in ra hàng loạt.
Rõ ràng công nghệ in của Gutenberg vượt trội hơn so với công nghệ của người TQ đã nghĩ ra: Vật liệu in ấn bằng kim loại.
Với vật liệu bằng kim loại thì những bản in trở nên tinh xảo hơn, sắc nét hơn, đồng thời dễ bảo quản hơn. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu vào công nghệ in, và với cải tiến này, bản in trở nên đậm nét hơn, bền hơn nhiều lần so với những bản in sử dụng loại mực nước trước đây.
Và sau đó, công nghệ in ấn gần như không thay đổi trong suốt ba thế kỷ sau kể từ khi phương thức của Guntenberg ra đời. Phương thức này cho thấy tính hiệu quả cao hơn hẳn so với những phương thức trước đây, tuy nhiên, nó vẫn đòi hỏi quá nhiều sức lao động. Năm 1800, lãnh chúa Stanhope phát triển hình thức in ấn này bằng cách sử dụng những tấm thép nung, từ đó giảm nhân công lao động, tuy nhiên vẫn không cải thiện được năng suất (khoảng 250 trang/giờ).
Máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước được thiết kế vào năm 1811 bởi kiến trúc sư người Đức Friedrich Koenig, với khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ. Máy in này sau đó đã được bán cho tạp chí Times, và ở đây nó đã được cải tiến để có thể in lên cả hai mặt của tờ giấy.
Tuy nhiên, phải đến khi máy in Lino ra đời vào năm 1884, lịch sử ngành in mới thực sự có một cột mốc đáng nhớ. Bằng cách sử dụng máy đánh chữ (type-writter), máy Lino cho phép nhập các ký tự bằng cách vận hành cơ học thay vì bằng tay như trước đây. Với công suất có thể lên đến hàng triệu bản in trong một ngày, máy in Lino đã đưa báo chí trở thành phương tiện truyền thông chính vào thời điểm đó.
Xem thêm: in bao thư
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét